Thực tế, bất cứ chiếc xe nào đều không thể tránh được việc phải vào tiệm sửa xe hoặc trạm bảo hành ít nhất một vài lần trong vòng đời. Tuy nhiên, thông thường mỗi địa chỉ chăm sóc "xế" lại có một mức giá khác nhau, nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, khả năng lớn bạn sẽ bị "chặt chém" khi ra tiệm.
Dưới đây là 6 điều cơ bản nhất bạn nên làm để tránh bị mất tiền oan mỗi khi đi sửa hay bảo dưỡng xe:
1. Tìm hiểu về xe: Bạn cần chắc chắn rằng bạn nắm được tất cả các thông tin cơ bản của xe (đời xe, số km đi được, các dịch vụ từng thực hiện). Nếu không phải người có trí nhớ tốt, bạn hãy giữ lại các hóa đơn sửa chữa.
5 điều bạn cần nhớ để không bị "chặt chém" khi đi sửa xe
2. Đọc tài liệu gốc của xe: Bạn cần biết rằng trong tài liệu này luôn có cả các chi tiết cần thay thế, bảo dưỡng, kiểm tra. Vậy nên nếu như bạn nghĩ rằng mình không cần đọc các chỉ dẫn này thì bạn đã quá nhầm lẫn. Bạn không nên bỏ qua gợi ý của nhà sản xuất bởi họ mới là người hiểu rõ nhất chiếc xe.
3. Luôn tự tin khi đến các cửa hàng sửa chữa: bạn cần có thái độ đĩnh đạc khi đưa xe tới sửa, bởi nếu thợ sửa cho rằng bạn không có kiến thức về xe thì rất dễ bị "chặt chém".
4. Luôn yêu cầu kiểm tra sơ bộ xe trước khi sửa chữa: Bạn hãy yêu cầu cửa hàng đưa ra danh sách các chi tiết được thay thế và con số giá ước tính.
5. Tham khảo giá trước khi đi sửa xe: Bạn nên nhớ rằng, nếu không phải cửa hàng quen thì bạn rất dễ bị đội giá. Chưa kể, chi phí sửa 1 chi tiết trên ô tô luôn luôn tốn kém gấp nhiều lần xe máy. Bạn có thể tham khảo giá từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp để chọn cho mình một địa chỉ tin cậy. Còn nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô, cách tốt nhất là tới các đại lý chính hãng bởi họ sẽ có sẵn các chi tiết cho từng loại xe nhưng giá chắc chắn tỷ lệ thuận với độ tin cậy.
6. Tự sửa các lỗi xe đơn giản: Thực tế, nếu biết cách bạn có thể tự làm các công việc đơn giản như thay lưỡi gạt nước, thay pin hay dầu xe để giảm bớt kinh phí. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng mình biết và hiểu về xe để tránh "chữa lợn thành lành lợn què”.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tự sửa xe ô tô