Phủ nano cho kính xe ô tô được xem là một công đoạn của việc phủ nano cả xe và nhiều người chỉ lựa chọn phủ nano kính xe thay vì phủ cả xe nhằm tiết kiệm chi phí.
Bề mặt kính được phủ nano có độ bóng cao, chống bám nước và bám bụi
Bề mặt kính được phủ nano có độ bóng cao, chống bám nước và bám bụi. Nhờ đó, bề mặt kính xe sẽ được bảo vệ tốt hơn và đỡ tốn nhiều công vệ sinh kính xe. Kính chắn gió được phủ nano sẽ ngăn nước mưa bám trên bề mặt và nhanh chóng bị gió thổi đi mang đến tầm nhìn tốt hơn cho các lái xe. Do đó, lái xe ít phải dùng cần gạt mưa, thậm chí ở vận tốc 60km/h. Công nghệ mới này cũng được ứng dụng trên cả cửa sổ bên, gương chiếu hậu và cửa kính sau. Tuy nhiên, nếu bề mặt kính phủ nano sử dụng cần gạt nước mưa bẩn thì sẽ tạo thành những vệt bẩn rất lớn gây cản trở tầm nhìn, đặc biệt là ban đêm.
Ưu nhược điểm của việc phủ nano cho kính xe ô tô
Ưu điểm của việc phủ nano cho kính xe ô tô:
Đối với kính lái:
- Phủ nano giúp kính xe luôn bóng, ít bám bụi, cải thiện tầm nhìn rõ rệt khi trời mưa
- Sức gió khi chạy xe sẽ giúp thổi bay nước và bụi bẩn trên kính xe
- Hạn chế sử dụng cần gạt nước khi di chuyển ở tốc độ 60km/h trời mưa
- Kính phủ nano có khả năng chịu mài mòn tốt và chịu được áp lược vòi cao áp khi rửa
Đối với kính bên hông, kính sau và gương chiếu hậu:
Kính sau phủ nano sẽ không bám nước khi trời mưa mang lại tầm nhìn rõ rệt hơn cho các lái xe
- Kính bên hông và kính sau không bám nước khi trời mưa mang lại tầm nhìn rõ rệt hơn
- Gương chiếu hậu không bám nước nên có tầm nhìn rõ đảm bảo an toàn giao thông hơn khi trời mưa
Nhược điểm của việc phủ nano cho kính xe ô tô:
- Giá thành cao
- Độ bền của lớp phủ nano có giới hạn và phải phủ lại thường xuyên: thời gian dao động từ vài tuần đến 1 năm
- Có thể xuất hiện những vết bẩn lớn trên mặt kính lái nếu cần gạt mưa bẩn