Áp suất lốp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng
1. Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp
Theo khuyến nghị của nhiều nhà sản xuất xe hơi, chu kỳ kiểm tra lốp tốt nhất là 1 tuần/lần. Tuy vậy, đây không phải là chu kỳ kiểm tra cứng mà bạn nhất nhất áp dụng. Tuy vậy, tùy thuộc vào mức độ sử dụng xe khác nhau mà chu kỳ kiểm tra lốp xe sẽ ngắn/dài khác nhau. Nếu bạn đang tham gia hành trình vượt dài ngày cùng với hai người khác và nhiều hành lý nặng thì tốt nhất là nên kiểm tra lốp thường xuyên, hàng ngày.
2. Kiểm tra lốp ở nhiệt độ thích hợp
Các con số về áp suất lốp mà các nhà sản xuất xe hơi đưa ra đều được đo ở nhiệt độ thích hợp. Do đó, khi tiến hành kiểm tra áp suất lốp, người dùng cũng cần kiểm tra ở nhiệt độ phù hợp đã được khuyến cáo. Thông thường, thời điểm kiểm tra áp suất lốp tốt nhất là sau khi xe vận hành được 20 phút. Do lốp xe bị mài xuống đường nên không khí bên trong sẽ nóng lên và nở ra, áp suất khi ấy thường vào khoảng 10%.
3. Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp chất lượng
Phần lớn người dùng kiểm tra độ căng của lốp bằng áp lực tay và nhắm chừng theo kinh nghiệm. Tuy vậy, bạn nên sắm cho mình một đồng hồ kiểm tra áp suất lốp chuyên dụng để sử dụng lâu dài và an toàn cho lốp xe.
4. Bơm vừa đủ, không nên quá căng hay quá non
Lốp xe nên được bơm vừa đủ hơi, người dùng không nên bơm quá non hoặc quá căng. Việc lốp bơm quá căng sẽ khiến lốp nhanh mòn và độ bám đường giảm đáng kể. Khi di chuyển trên những đoạn đường không bằng phẳng, xe sẽ có xu hướng nảy lên mạnh. Ngược lại, nếu để lốp xe quá non sẽ khiến xe khó điều hướng. Trong trường hợp tải trọng của xe quá lớn sẽ dẫn đến thủng lốp.
Áp suất bơm có vai trò và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, tuổi thọ, độ bền và chi phí phát sinh thêm của lốp xe. Các lái xe có thể tham khảo những biểu đồ dưới đây:
5. Bơm lốp ô tô đúng cách
- Nếu có lồng bơm, bạn nên làm theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Bạn lưu ý cần đặt lồng bơm ở vị trí cố định và thông thoáng.
- Trong trường hợp không có lồng bơm, bạn nên bơm xe theo 2 bước như sau:
Bước 1: Bơm tới áp suất khoảng 1,5kgf/cm2 và kiểm tra tổng quát lốp xe. Nếu phát hiện có chỗ nào bị rách, biến dạng hay nghi ngờ hỏng hóc, lái xe cần tháo lốp xe để người có chuyên môn kiểm tra.
Bước 2: Bơm đến áp suất theo đề nghị của nhà sản xuất.
Khi thực hiện bơm hơi, để bảo vệ bản thân không bị các vật văng ra trong trường hợp lốp nổ gây thương tích, người bơm cần đứng thẳng hàng với mặt lốp ở khoảng cách 3m.