Làm gì khi điều hòa ô tô gặp sự cố?

Làm gì khi điều hòa ô tô gặp sự cố?

Các chi tiết của hệ thống điều hòa ô tô

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của điều hòa ô tô

Cơ chế làm mát của hệ thống điều hòa ô tô trải qua các bước: máy nén được kết nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).

Máy nén của hệ thống điều hòa ô tô

Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.

Nguyên nhân điều hòa gặp sự cố

Hệ thống điều hòa ô tô ngày càng được trang bị hiện đại và tích hợp nhiều chức năng. Tuy nhiên, ngay cả với những chiếc xe hơi cao cấp đắt tiền, hiện tượng hỏng hóc, ngừng làm việc vẫn có thể xảy ra.

Thông thường, hệ thống điều hòa ô tô không làm mát xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu.  Thứ nhất là do thiếu gas và thứ hai là do hệ thống gặp sự cố trong máy nén. Trong đó, nguyên nhân thứ nhất thường xảy ra phổ biến hơn.

Kiểm tra như thế nào?

Khi điều hòa không làm việc như bình thường nữa, bạn có thể tiến hành kiểm tra nhanh bằng cách sờ vào ống dẫn ga, thấy ấm ở đường cao áp và mát ở đường thấp áp là được. Nếu không có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai ống này thì có nghĩa nguyên nhân nằm ở hệ thống gas.

Máy nén được nối với các chi tiết khác của hệ thống

Bạn cũng cần kiểm tra dây cu-roa nối động cơ với máy nén có bị trùng hay không? Vì dây trùng dẫn đến thất thoát công và máy nén không thể nén chất làm lạnh đến áp suất cần thiết. Tiến hành kiểm tra bằng cách mở nắp ca-pô xe và kiểm tra hệ thống nén khí của máy lạnh. (Hình minh họa).

Dàn lạnh quá bẩn khiến dòng gió bị cản

Nếu vẫn chưa tìm được nguyên nhân, bạn cần tiếp tục kiểm tra dàn lạnh xem đảm bảo vệ sinh chưa. Vì dàn lạnh quá bẩn là nguyên nhân khiến cho dòng gió bị cản, tản nhiệt ra xung quanh khiến hiệu quả làm lạnh giảm. Bạn kiểm tra bằng cách xem quạt gió thổi mạnh hay yếu. Nếu các chi tiết trên vẫn bình thường thì có nghĩa “thủ phạm” chính là dàn lạnh và bạn cần tiến hành làm sạch hệ thống này.

Điều hòa không tạo ra gió mát còn xuất phát từ nguyên nhân như: dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị đứt; khớp ly hợp máy nén gặp vấn đề nên khi bật công tắc, máy nén không nhận được năng lượng từ động cơ; van giãn nở trục trặc; sự cố với mạch điện hay do đường dẫn hở khiến khí mát thất thoát hết, không làm lạnh được.

Sử dụng điều hòa đúng cách

Để hạn chế tối đa những trục trặc có thể xảy ra bất ngờ với hệ thống điều hòa bạn cần thường xuyên tiến hành kiểm tra và tuân thủ một số quy tắc bảo dưỡng. Nạp gas theo định kỳ để đảm bảo hệ thống luôn làm việc tốt. Ngoài ra cần đỗ xe ở nơi râm mát, sử dụng tấm chắn… để điều hòa ô tô không phải “cong lưng” làm lạnh.

Nạp gas định kỳ để điều hòa ô tô làm việc trơn tru

Nếu qua các bước kiểm tra cơ bản trên, bạn vẫn không phát hiện ra “thủ phạm” cũng như cách khắc phục thì tốt nhất nên mang xe đến một trung tâm bảo trì xe hoặc garage chuyên nghiệp để giải quyết vấn đề tận gốc.

Nếu máy nén chạy quá chậm hoặc không chạy, bạn có thể mang đi sửa chữa ở các trung tâm bảo hành hoặc thay mới. Trường hợp máy nén đã thay mới mà hệ thống lạnh vẫn không đảm bảo thì có lẽ đã đến lúc bạn nạp thêm gas hoặc vệ sinh lại hệ thống.