8 quan niệm "dở người" về xe ô tô mà ai cũng mắc

8 quan niệm "dở người" về xe ô tô mà ai cũng mắc

Thực tế, 10 chủ xe thì có đến 9 người dùng xe nhưng lại không hiểu hết về nó. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về xe hơi mà ai cũng mắc, trong số đó có những quan niệm chỉ đúng với xe đời trước nhưng hoàn toàn không ứng nghiệm lắm với xe thế hệ sau, hoặc thậm chí có những suy nghĩ hoàn toàn trái với thực tế.

1. Xe số tự động tốn xăng hơn xe số sàn?

Bàn về xe số sàn và số tự động, ở thời kì đầu khi xe số tự động chưa phổ biến thì quả thực xe số sàn luôn tiết kiệm hơn, cũng giống như việc ai cũng tin rằng xe máy tay số sẽ "dễ nuôi" hơn xe tay ga.

Tuy nhiên, sau khi công nghệ phun xăng điện tử hay hộp số tự động vô cấp ra đời thì xe số tự động thậm chí có thể cho xe số sàn hít khói về mức độ tiết kiệm nhiên liệu.

2. Xe chạy xăng máy bay sẽ khỏe hơn?

Quan niệm về việc dùng xăng "hịn" giúp xe chạy ngon hơn là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ một loại ô tô đã dùng xăng mặc định thì có chạy bằng gì cũng không thể đột phá ngưỡng tốc độ tiêu chuẩn. Đó là chưa kể đến việc động xe cơ thì không thể "ăn" được dầu hỏa cũng như karosene - nhiên liệu dùng cho máy bay phản lực.

Thậm chí, thực tế còn ghi nhận rằng khi đổ nhầm nhiên liệu máy bay vào xe ô tô, xe có thể chết máy. Trường hợp như vậy đã xảy ra ở New Jersey vào năm ngoái, rất may đó chỉ là nhầm lẫn của trạm xăng chứ không phải do "thanh niên chơi ngu" nào táy máy.

3. Xe nổ khi bị súng bắn?

8 quan niệm "dở người" về xe ô tô mà ai cũng mắc

Phim ảnh khiến chúng ta quan niệm sai lầm một số thứ, thực sự là như vậy. Có nhiều người tin rằng, nếu bắn 1 viên đạn vào thùng xăng hoặc một vị trí nhất định nguy hiểm nào đó, chiếc xe sẽ bốc cháy và phát nổ.

Tuy nhiên, thử nghiệm của Discovery Channel hoàn toàn chứng minh điều ngược lại, kênh truyền hình này đã thực hiện 1 cảnh quay y hệt như phim, tức là bắn 1 viên đạn xuyên qua bình xăng, tuy nhiên họ chẳng phát hiện sự bén lửa nào, đồng nghĩa với việc xe không cháy nổ gì hết.

4. Mở điều hòa hay mở cửa sổ tốt hơn?

Cũng có nhiều thông tin cho rằng việc lấy gió tự nhiên nhờ mở cửa sổ sẽ tốt hơn là đóng cửa kín mít và xả điều hòa. Các chuyên gia thì chỉ bình luận rằng, 1 chiếc xe thể thao đa dụng SUV có thể di chuyển nhanh hơn 1 chút khi mở cửa sổ, dù nó khiến xe tiêu hao nhiên liệu nhỉnh hơn một xíu.

5. Xài điện thoại khi đổ xăng sẽ gây cháy nổ?

Hầu hết ở các cây xăng đều yêu cầu khách hàng không sử dụng điện thoại khi đi vào trạm, nguyên nhân là vì sợ sóng điện thoại gây ra một số tác động gây bùng cháy hơi xăng.

Tuy nhiên, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ lại cho rằng đây mới chỉ là giả thuyết. Họ cũng tiến hành thử nghiệm và thấy không có sự liên kết nào giữa trạm xăng và điện thoại. Các tai nạn cũng không phải bắt nguồn từ 1 chiếc điện thoại bắt lửa hay gây cháy nổ ở trạm xăng.

6. Đổ xăng buổi sáng sẽ "lời" hơn?

Nhiều người tin rằng, việc đổ xăng vào sáng sớm sẽ khiến họ được lời hơn, bởi lẽ trong không khí lạnh thì xăng sẽ đặc hơn, để đến khi giãn nở họ nhận được nhiều xăng hơn so với 1 lần bơm bình thường.

Dù vậy, Consumers Report lại cho rằng, nhiệt độ của xăng rất khó thay đổi bởi chúng thường được tiếp từ những chiếc thùng nằm dưới lòng đất. Vậy nên, nếu tính từ thùng đến miệng vòi thì cơ bản độ đặc vẫn không khác biệt quá nhiều.

7. Nấp sau xe hơi sẽ tránh được đạn bắn?

Xem quá nhiều phim hành động tiếp tục cho người ta những quan niệm sai lầm. Các anh hùng Mỹ có thể nấp sau xe ô tô để tranh đạn bắn, tuy nhiên điều này không nên thực hiện ngoài thực tế.

Đứng sau xe hơi sẽ không tránh được đạn bắn

Theo cựu chiến sĩ Geoff Ingersoll, khi bắn đạn thì hầu hết đạn sẽ xuyên qua thân xe. Chiếc xe hoàn toàn không phải 1 chỗ ẩn nấp tốt. Nếu muốn tránh đạn, tốt nhất nên tiến tới gò đất, khu vực có đá hoặc thép để tránh đạn.

8. Xăng dỏm sẽ làm hỏng xe?

Trên thực tế, xăng dởm, hay xăng pha, xăng trộn đều chỉ là cách nói kháy của việc xăng không đúng quy chuẩn. Nhưng thực tế nó chỉ không đúng quy chuẩn vì không hóa chất làm sạch động cơ, còn nhìn chung thì xăng dỏm sẽ không làm hại động cơ đến mức như chúng ta vẫn tưởng tượng.

► Có thể bạn quan tâm: Những sai lầm cơ bản trong việc bảo dưỡng ô tô mùa hè