Khi nào cần dùng đồng hồ đo nhiệt độ?
Theo thông tin ô tô, nếu đo nhiệt độ cao, điều đó đồng nghĩa với việc động cơ của bạn đang quá nóng. Điều này khá nguy hiểm, vì tình trạng này có thể phá hỏng động cơ và các bộ phận liên quan nhanh chóng. Khi gặp hiện tượng này, bạn cần có cách xử lý thích hợp.
Đồng hồ đo nhiệt độ rất quan trọng, nó giúp bạn biết nguy cơ gây có thẻ gây hỏng nhiều bộ phận trên ô tô
Một lý do khác cũng khiến chỉ số này tăng cao là do động cơ bị rò rỉ chất làm mát. Việc rò rỉ nhỏ hoặc bốc hơi có thể làm cho bộ tản nhiệt hoạt động kém đi, không mang lại hiệu quả.
Một lý do thứ ba là do lưới tản nhiệt bị hỏng. Lý do cuối cùng khiến chiếc xe của bạn quá nóng có thể là do hệ thống nước làm mát, ắc-quy bị hỏng cần phải bảo dưỡng ngay lập tức.
Lý do đồng hồ đo nhiệt độ báo xe đang lạnh?
Trên hầu hết các phương tiện, bộ đo nhiệt độ sẽ báo lạnh cho đến khi động cơ chạy được vài phút. Nếu thiết bị đo nhiệt độ vẫn còn lạnh sau khi động cơ đã nóng lên, thì chắc hẳn xe của bạn đã có vấn đề. Phần lớn nguyên nhân là do bộ phận van hằng nhiệt (thermostat) trong xe vẫn mở, khiến động cơ có thể bị quá lạnh, gây ra việc đo nhiệt độ thấp. Bạn cần kiểm tra và thay thế bộ phận van hằng nhiệt khi thấy cần thiết.
Phải làm gì nếu nhiệt độ trên chiếc xe của bạn quá cao?
Tình trạng này có thể gây nhiều nguy hiểm và bạn nên tìm cách giải quyết tức thì. Chú ý tắt điều hòa và mở cửa sổ ngay lập tức, đợi một thời gian mà vẫn không thấy hiệu quả, thì bạn hãy thử mở nắp ca-pô và đợi cho đến khi tình trạng xe ổn định lại.
Lưu ý: Bạn không nên thử mở khu vực lưới tản nhiệt khi xe đang nóng, vì khí thoát ra sẽ rất dễ bị bỏng, hãy đưa xe đến garage gần nhất để tìm hiểu rõ nguyên nhân.