Thực tế, giống như việc ăn mòn lốp, hậu quả của việc “góc đặt bánh xe” sai lệch hay độ chụm của lốp xe bị sai cũng diễn ra rất từ từ. Điều này khiến cho mối nguy hiểm càng lớn hơn, tạo ra các nguy cơ cho người lái, đặc biệt là khi chúng ta thường dễ quen với sự sai lệch và lười bỏ thời gian để sửa chữa các hiện tượng sai lệch khó thấy. Đây là lí do mà sau 1 thời gian, nhiều lái xe phải ghì lực vào tay lái để giúp xe đi thẳng.
Thông thường, các tài xế thường chỉ quan tâm tới các chi tiết như phanh, đèn, còi. Thậm chí, các trạm đăng kiểm thường cũng chỉ chỉ tiến hành đo độ trượt ngang tổng của cả hai bánh xe trước. Thực tế, nếu độ chụm bên phải dương 5 mm và bên trái âm 5 mm thì khi xe chạy thông qua thước lái sẽ chia đều cho hai bên nên độ chụm tổng vẫn bằng 0.
Xử lý sai lệch độ chụm bánh xe như thế nào?
Thực tế, việc kiểm tra và hiệu chỉnh “góc đặt bánh xe” không những là một kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi đầu tư trang thiết bị có độ chính xác cao, đắt tiền. Thông thường, ở các garage sửa chữa, kỹ thuật viên sẽ xử lý sự cố do sai góc đặt bánh xe như sau:
1. Kỹ thuật viên lái thử xe để xác nhận sự cố.
2. Đưa xe vào cầu nâng, đưa lên độ cao tiêu chuẩn, chèn lốp xe bằng dụng cụ chuyên dụng của máy.
3. Bơm 4 lốp và so sánh với áp suất tiêu chuẩn của hãng sản xuất.
4. Nhập thông tin model xe theo mẫu có sẵn.
5. Kỹ thuật viên nổ máy và đánh lái theo chỉ dẫn của máy.
6. Máy đưa ra kết quả kiểm tra tự động
7. Kỹ thuật viên xem báo cáo, tiến hành hiệu chỉnh các bộ phận trong hệ thống lái để góc đặt bánh xe trở về thiết kế ban đầu.