Mỗi xi-lanh bên trong động cơ chứa một piston chuyển động lên xuống và sự kết hợp của các piston làm quay trục khuỷu. Quá trình bơm nổ nhiên liệu càng nhiều thì năng lượng tạo ra trong một khoảng thời gian càng lớn. Nhờ đó mà công suất tăng lên.
Do đó, số lượng xi-lanh động cơ là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng vận hành của xe. Mặc dù điều này còn phụ thuộc vào hộp số, cơ cấu truyền động, kiểm soát điện tử... nhưng số lượng và kiểu sắp xếp xi-lanh luôn được coi là linh hồn của mỗi động cơ xe hơi.
Động cơ I4
Động cơ I4 gồm 4 xy-lanh được xếp thẳng hàng hình chữ I. Trong khi đó 6 xy-lanh của động cơ V6 được xếp thành chữ V nên có tên gọi như vậy. Các hãng xe Mỹ thường sử dụng động cơ V6 bởi ưu điểm là sức mạnh và không ồn nhưng vẫn nhẹ, phù hợp với thiết kế hầu hết các dòng xe.
Ngược lại, động cơ I4 khi mới ra đời bị người Mỹ không mấy tin tưởng vì yếu, không cân bằng và tăng tốc chậm. Tuy nhiên, khi các hãng xe Nhật như Honda, Toyota bắt đầu sản xuất động cơ 4 xi-lanh hiệu suất cao những năm 80, 90 thì người Mỹ bắt đầu có cái nhìn khác với loại động cơ nhỏ gọn này. Thậm chí hiện nay, động cơ 4 xi-lanh khá được quan tâm vì khả năng tiết kiệm nhiên liệu và khí thải.
Động cơ V6
Đối với tương lai của động cơ V6, những năm gần đây sự khác biệt giữa hai động cơ này đã không còn lớn như ngày mới xuất hiện. Để giữ lượng cầu cho mức tiêu thụ nhiên liệu tối ưu và khí thải thấp, các nhà sản xuất xe hơi cả cải thiện dần hiệu suất động cơ V6. Kết quả là nhiều loại động cơ V6 hiện nay có mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải tương đương I4.
Về giá cả, động cơ I4 thường rẻ hơn so với động cơ V6. Tại thị trường Mỹ, mức độ chênh lệch giữa hai loại động cơ này khoảng 1.000 USD.