Những lý do khiến ô tô bị rung lắc khi chạy

Những lý do khiến ô tô bị rung lắc khi chạy

1. Vấn đề của lốp

Thông thường, lốp xe sau khi hoạt động quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị bào mòn và gây nẩy xe khi vận hành. Nặng hơn, ô tô sẽ mất cân bằng cũng như tạo cảm giác lắc lư như đang lướt ngang ổ gà, chướng ngại vật. 

Khi vận hành ở tốc độ 50 km/h, người lái bắt đầu cảm nhận được sự mất thăng bằng và sẽ có kết luận chính xác ở vận tốc 80 km/h. Cụ thể, nếu bạn thấy vô lăng rung nhẹ thì hãy tiến hành kiểm tra lốp xe trước, còn ghế ngồi rung động thì quan sát lốp xe sau. 

2. Vành xe

Việc vành xe ma sát với mặt đường không gây nguy hại cho xe, tuy nhiên sẽ mang đến cảm giác rung lắc khó chịu. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là vì vành xe hoặc bán trục bị cong, tạo sự mất cân bằng.

Theo những người có kinh nghiệm lái ô tô, vành xe thường không được vượt quá 1/32 của 1 inch độ lệch. Từ đó, mâm thép thì có thể kéo thẳng, còn mâm nhôm buộc phải thay mới hoàn toàn. 

3. Lỗi phanh

Trong trường hợp thấy xe lắc lư khi đạp phanh, có khả năng đĩa phanh xe ô tô đã bị cong, chênh, mòn hoặc bám nhiều bụi bẩn. Hiện tượng này thể hiện cụ thể nhất khi bạn đang lưu thông trên cao tốc, lúc đó các bộ phận quay chịu tác động từ má phanh dẫn đến va đập và khiến xe rung lắc mạnh. 

Cách khắc phục là bạn nên đem xe đến cửa hàng để nhân viên đem các bộ phận vệ sinh sạch sẽ, còn nếu lý do đến từ việc mài mòn không đều thì bạn hãy cắt bỏ lớp ngoài cho bề mặt phẳng trở lại. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách này quá nhiều vì chúng sẽ khiến phanh giảm tuổi thọ. 

4. Hệ thống truyền lực

Những yếu tố cấu thành nên hệ truyền lực gồm nhiều bộ phận như: trục các-đăng, khớp nối, hộp số, vi sai…, các chi tiết này sẽ giúp truyền lực từ động cơ đến 4 bánh xe. Chính vì phải hoạt động liên tục nên chúng rất dễ hư hao, gây nên tình trạng rung lắc ô tô. 

Theo đó, các-đăng bị lỏng hoặc mòn sẽ khiến xe chấn động khi tái xế tăng, giảm tốc đột ngột. Nguyên nhân do các-đăng có tốc độ quay nhanh hơn 3-4 lần so với bánh xe. Để khắc phục, bạn nên thay các rơ lỏng bằng chi tiết khác, nếu không chúng sẽ tiếp tục làm xe rung lắc, thậm chí tạo tiếng ồn khó chịu. 

5. Lỗi động cơ

Dù các mẫu xe hơi hiện đại ngày nay đều trang bị động cơ tiên tiến, thế nhưng chúng cũng không thể chịu nổi cường độ làm việc quá cao. Do đó, các bộ phận sẽ thay phiên nhau “đình công”, khiến xe bị rung động khi di chuyển. 

Hiện tượng này thường xảy ra sau khi xe lăn bánh một thời gian dài, còn ban đầu, động cơ được hỗ trợ bằng ụ cao su ( cao su chân máy ) nên xe lướt khá êm. 

Ngoài ra, nếu xilanh xe không hoạt động thì hành khách sẽ thấy khó chịu khi xe liên tục rung lắc. Muốn kiểm tra tình trạng này, tài xế hãy tháo đường cao áp ra khỏi bugi. Khi rút ra mà xe hơi vẫn còn rung, điều đó có nghĩa máy không hoạt động và ngược lại. Lúc này, bạn sẽ xem xét tình hình mà có cách giải quyết phù hợp.