Lái xe nên làm gì khi táp-lô hiện đèn "check engine"?

Lái xe nên làm gì khi táp-lô hiện đèn "check engine"?

Các đèn báo lỗi trên mặt đồng hồ trung tâm sẽ đồng loạt sáng lên khi khởi động động cơ cho chiếc xe và sau đó sẽ tắt ngay khi hệ thống đã hoạt động. Tuy nhiên, nếu đèn báo "check engine" vẫn còn sáng thì có nghĩa là chiếc xe của bạn đang gặp phải vấn đề.

Ngày nay, các động cơ được trang bị nhiều cảm biến làm nhiệm vụ ghi nhận những  thông tin của hệ thống và chuyển về bộ xử lý ECM (Electronic Control Module).  Bộ xử lý ECM sẽ "cho rằng" chiếc xe đã có lỗi và đèn báo lỗi "check engine" bật sáng để báo hiệu cho người lái xe biết khi các cảm biến này thu được những giá trị khác biệt so với tiêu chuẩn cho phép hoặc mất tín hiệu của các cảm biến này.

Lái xe nên làm gì khi táp-lô hiện đèn "check engine"?

Do tất cả lỗi động cơ đều thông báo qua một chiếc đèn "check engine" nên dù là các thợ máy lành nghề cũng không biết chiếc xe “mắc bệnh” gì khi nhìn đèn sáng. Chiếc đèn chỉ đơn giản thông báo rằng chiếc xe của bạn có vấn đề và hãy đưa nó đến các gara sửa chữa.

Khi đem đến gara sửa chữa, các thợ máy chỉ cần sẽ sử dụng một thiết bị đọc chuyên dụng và có thể kiểm tra xem trong bộ ECM lưu lỗi gì. Sau đó, người thợ sẽ kiểm tra tình hình thực tế của chiếc xe là có thể tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến việc đèn báo lỗi "check engine" báo sáng.

Khi đèn "check engine" sáng nhiều lái xe sẽ cảm thấy lo lắng về sự an toàn và ổn định của chiếc xe. Thế nhưng theo các chuyên gia thì nếu chiếc xe vẫn hoạt động bình thường, không có hiện tượng gằn máy, không mất chân ga, không gầm máy khi vận hành, không phun khói thì các bạn vẫn có thể sử dụng xe bình thường trước khi đưa xe vào gara để sửa.Tuy nhiên, với một số dòng xe, khi đèn "check engine" báo đỏ hoặc đèn nháy nháy thì có thể đây lại là vấn đề nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, các bạn nên ngưng sử dụng và đưa xe đi kiểm tra sửa chữa ngay.

Nhiều lái xe cảm thấy lo lắng về sự ổn định cũng như an toàn cho chiếc xe của mình khi đèn báo lỗi "check engine" sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì chiếc xe vẫn hoạt động bình thường. Chiếc xe không có hiện tượng mất chân ga, gằn máy, không phun khói, không gầm máy khi vận hành và chủ xe vẫn có thể sử dụng chiếc xe bình thường trước khi đưa vào gara sửa chữa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi đèn "check engine" báo đỏ hoặc đèn nháy nháy thì có thể đây lại là vấn đề nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, các bạn nên ngưng sử dụng và đưa xe đi kiểm tra sửa chữa ngay.

Có thể đèn báo lỗi "check engine" chỉ báo những lỗi khá đơn giản nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà lờ đi nó hay tháo dây nguồn từ ắc-quy để tự xóa lỗi. Bởi vì dù là một lỗi nhỏ nhưng nếu không được kiểm tra, sửa chữa thì về lâu dài sẽ trở thành một lỗi nặng hơn hoặc ảnh hưởng tới các bộ phận khác của chiếc xe và bạn có thể sẽ phải mất một số tiền lớn hơn để sửa chữa.