Kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa ô tô trước mùa nắng nóng

Kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa ô tô trước mùa nắng nóng

Trước khi đề cập đến việc bảo dưỡng và xử lý sự cố, ta sẽ đi khái quát về hệ thống điều hòa trên ô tô. Điều hòa trên xe hơi có nguyên lý hoạt động giống hệt với điều hòa nhiệt độ trong nhà với các bộ phận chính như dàn lạnh, dàn nóng, máy nén, van tiết lưu, bộ lọc khô, quạt gió … Việc đầu tiên bạn cần làm khi điều hòa hoạt động không hiệu quả là kiểm tra lọc gió trong cabin.

Kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa ô tô trước mùa nắng nóng

Tác dụng của lọc gió trong cabin là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trên xe và hay được đặt tại vị trí phía sau hộp chứa đồ trước ghế phụ. Điều hòa cần được vệ sinh định kỳ và thay thế sau khoảng 2 năm sử dụng. Trên một số loại xe cao cấp, lưới lọc này có thể tích hợp than hoạt tính để khử mùi và hấp thụ hybrocarbon trên xe. Để đảm bảo toàn vẹn tính năng của hệ thống bạn nên chọn đúng loại để thay. Nếu lọc gió bị bụi bẩn bám kín sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của không khí, khí thổi ra cửa gió yếu, khi vệ sinh lọc gió sẽ cải thiện được hiệu năng của điều hòa.

Kiểm tra lọc gió của điều hòa

Trong trường hợp bạn đã vệ sinh lọc gió mà không có tác dụng thì điều này có nghĩa là hệ thống điều hòa cần được kiểm tra tổng thể. Khi đó hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Khởi động xe, mở cửa xe và bật điều hòa hết công suất đồng thời giữ chân ga ở ngưỡng tốc độ quay vào khoảng 1.500 đến 2.000 vòng/phút từ 5 đến 10 phút để hệ thống làm mát hoạt động ổn định.

Bật hết cỡ công suất điều hòa ô tô

Thông thường, hệ thống điều hòa được cho là còn làm việc tốt là khi khí thổi ra sau dàn lạnh hơn khí lấy vào 15*C. Cảm nhận tương đối hiệu quả của hệ thống điều hòa bằng cách đặt tay vào ngay cửa gió trung tâm hoặc dùng 1 nhiệt kế đặt vào ngay trước cửa gió khi điều hòa hoạt động hết công suất.

Kiểm tra tương đối bằng tay

Nếu dưới gầm xe không thấy nước loang do ngưng tụ sau khi điều hòa chạy hết công suất 15 phút và thấy trên đường ga dẫn từ dàn lạnh về máy nén cũng khô ráo không đọng nước thì có khả năng lớn là ga bên trong đã giảm mạnh. Tuy nhiên, cũng có thể đây là lỗi do két tản nhiệt dàn nóng và dàn lạnh bị bụi bẩn khiến khí lưu thông kém dẫn đến điều hòa không đủ lạnh.

Trên nhiều dòng xe còn được trang bị kính trong trên bộ lọc khô để quan sát tình trạng của môi chất làm mát (ga) bên trong hệ thống điều hòa. Muốn biết tình trạng của môi chất bên trong hệ thống chỉ cần kiểm tra kính này. Môi chất gần cạn hết hoặc còn đúng chuẩn trong trường hợp kính còn trong và ngược lại nếu kính đóng bọt khí nghĩa là điều hòa bị thiếu ga và bạn nên đem xe đến các gara để kiểm tra tổng thể, nạp mới hoặc bổ sung ga theo yêu cầu của thợ sửa.

Mắt ga trên bộ lọc kho có thể cho biết tình trạng của môi chất làm mát bên trong hệ thống

Áp suất ga phù hợp của hệ thống điều hòa trên xe thường là 25 đến 35 PSI trên đường hạ áp và 170 đến 200 trên đường cao áp. Có thể dùng thiết bị chuyên dụng với 2 đồng hồ đo áp suất để kiểm tra bằng cách lắp vào 2 cổng trên đường hạ áp và cao áp của hệ thống làm mát. Hai cổng này thường nằm ở vị trí gần van tiết lưu hoặc gần máy nén tùy hệ thống.

Trong trường hợp môi chất trên cả 2 ống tụt quá thấp thì bên cạnh việc nạp lại, cũng cần xem xét và xử lý triệt để các điểm rò rỉ bên trong đường ống, dàn lạnh, dàn nóng …

2 đầu dàn nóng và dàn lạnh

Trong trường hợp 1 đường có áp suất cao hơn chuẩn còn 1 đường có áp suất thấp hơn so với chuẩn thì khả năng cao là đường có áp suất cao bị nghẽn. Các vị trí nghẽn có thể gồm bộ lọc, van tiết lưu, máy nén, bình gom ga hoặc bên trong két. Trường hợp cả 2 đường đều có áp suất cao hơn so với chuẩn thì có lẽ ga đã bị nạp quá hoặc cả 2 đường đều tắc. Một kỹ thuật viên kinh nghiệm sau khi kiểm tra áp suất ga và tổng thể hệ thống có thể chẩn đoán được và đưa ra lời khuyên về hướng xử lý.

Dùng dụng cụ đo chuyên nghiệp để đo

Cần chú ý một điểm khác trong hệ thống điều hòa là nguồn bôi trơn duy nhất của máy nén là ga làm lạnh được trộn với dầu bôi trơn và chạy xuyên suốt bên trong hệ thống. Dầu được sử dụng phải là loại không bị chia tách và hòa trộn được với ga. Dầu bôi trơn phải là loại dầu khoáng trong trường hợp ga CFC-12. Tuy nhiên nếu là ga HFC-134c thì dầu khoáng lại không hòa trộn được nên loại ga này phải dùng dầu tổng hợp polyalkyline glycol (PAG). Có nhiều loại PAG khác nhau, và đối với mỗi loại xe hoặc hệ thống điều hòa, nhà sản xuất sẽ khuyên dùng một loại PAG nhất định.