Những lưu ý khi không sử dụng xe ô tô trong thời gian dài

Những lưu ý khi không sử dụng xe ô tô trong thời gian dài

​Thay nhớt máy

Thay nhớt máy để loại một số chất không tốt trong dầu động cơ đọng lại

Khi không sử dụng xe ô tô trong khoảng thời gian từ 1 tháng trở lên thì việc thay mới nhớt máy là điều rất cần thiết. Vì nếu không thay thì một số hợp chất không tốt có trong dầu động cơ đã qua sử dụng có thể trở thành “kẻ hủy diệt” động cơ xe.

Đổ đầy bình nhiên liệu

Đổ đầy bình nhiên liệu sẽ tránh hiện tượng không khí ẩm tràn vào bình xăng

Việc đổ đầy bình nhiên liệu sẽ giúp tránh được hiện tượng không khí ẩm tràn vào bình xăng, gây tụ hơi nước trong bình xăng. Điều này sẽ gây ra hiện tượng “nghẹn xăng” dẫn tới việc người dùng sẽ rất khó khăn khi khởi động.

Vặn nắp bình chứa nhiên liệu thật chặt

Vặn chặt bình nhiên liệu để tránh dò rỉ hơi xăng

Việc vặn chặt nắp bình chứa nhiên liệu sẽ ngăn chặn tình trạng hơi xăng lọt ra ngoài. Trong một số trường hợp, hơi xăng có thể là ngòi kích nổ và bình chứa nhiên liệu sẽ là bình thuốc nổ có sức công phá khủng khiếp. Do đó, việc vặn chặt nắp bình nhiên liệu khi không sử dụng xe một thời gian dài là điều rất cần thiết. Khi để xe không chạy trong khoảng vài tháng thì bạn nên bổ xung chất ổn định vào bình trước khi bơm đầy nhiên liệu.

 Chú ý đến ắc-quy

Cần chú ý chăm sóc ắc-quy khi không sử dụng thời gian dài

Khi không hoạt động trong khoảng thời gian dài, hệ thống ắc-quy trong xe sẽ không giữ được điện lâu. Vì vậy, tốt nhất sau khoảng 2 tuần không sử dụng, bạn nên khởi động lại để động cơ chạy không trong 15 phút. Việc làm đơn giản này có tác dụng duy trì tuổi thọ của ắc-quy và tăng độ bền cho động cơ cũng như các chi tiết khác.

Nhả phanh tay

Cố định phanh tay sẽ khiến bề mặt đĩa phanh bị gồ ghề

Việc sử dụng phanh tay để cố định chiếc xe chỉ nên dùng khi đậu xe bình thường còn khi đậu xe trong một thời gian dài thì bạn không nên làm điều này. Bởi lẽ, khi dùng phanh tay cố định xe lâu sẽ khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh diễn ra liên tục trong một thời gian dài sẽ dẫn đến khu vực này bị lõm vào làm cho bề mặt đĩa bị gồ ghề, hệ thống phanh sau sẽ hoạt động không ổn định.

Đảm bảo lốp xe luôn căng

Cố định phanh tay sẽ khiến bề mặt đĩa phanh bị gồ ghề

Nếu để lốp xe bị xẹp hơi trong khoảng thời gian dài sẽ sinh ra các vết nứt, dạn trên lốp. Hiện tượng này càng diễn ra nhanh hơn với những lốp bằng cao su đang bị thoái hóa. Để khắc phục hiện tượng này, tốt nhất người dùng nên dùng trụ đỡ đặt ở 4 góc và nâng xe lên cao.

Chú ý đến cần gạt nước mưa

Lưỡi cao su của cần gạt nước dễ bị chảy và dính chặt vào lớp kính nếu lâu ngày không sử dụng

Phía dưới cần gạt nước mưa là một lớp cao su. Khi xe để lâu không dùng, cần gạt nước không được sử dụng sẽ bị biến chất, lớp cao su sẽ chảy ra và dính chặt vào lớp kính. Khi xe được sử dụng lại thì cần gạt nước đã bị hỏng và bạn chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là thay cần gạt khác.

Cách “chăm sóc” dành cho cần gạt nước trong trường hợp này là bạn hãy tháo lưỡi cao su bên dưới cần gạt nước, cất nó ở nơi khô dáo, thoáng mát. Khi nào có nhu cầu sử dụng lại xe thì bạn mang lưỡi cao su này lắp lại vị trí cũ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tấm màng Plastic dẻo (dùng để bọc thực phẩm) quấn chặt lên các cần gạt nước mưa để tránh sự tiếp xúc của chúng lên bề mặt kính.